QUÁ TRÌNH TÀN CỦA DA DO MỤN PHÁT TRIỂN

Mụn được chia là 2 nhóm: Mụn Không Viêm và Mụn Viêm.

Mụn không viêm gồm có mụn đầu trắng & mụn đầu đen (gọi chung là mụn trứng cá hoặc nhân trứng cá – là những túi nang lông chứa đầy chất bã nhờn). Mụn viêm gồm có mụn mủ & mụn bọc.
Chất nhờn dư thừa tại lỗ chân lông nếu bị tắc nghẽn sẽ hình thành nên nhân trứng cá. Việc xuất hiện các loại mụn khác nhau là do những gì xảy ra với nhân trứng cá.
Hình dưới minh họa quá trình hình thành mụn từ khi xuất hiện vi nhân mụn (chất nhờn bị tắc nghẽn) -> chuyển qua giai đoạn mụn đầu đen (nhân trứng cá bị ôxy hóa) -> mụn mủ (nhân trứng cá bị viêm) -> mụn bọc (viêm nặng và ăn sâu dưới da).

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MỤN
1/ Giai đoạn 1: Sừng hóa lỗ chân lông
Chất nhờn bị ứ đọng trong lỗ chân lông, không thoát ra ngoài khiến bề mặt da trở nên sần sùi và nham nhám. Giai đoạn này khó nhận biết được da chuẩn bị nổi mụn.
* Cách ngăn ngừa mụn: Giữ da sạch. Tẩy tế bào chết thường xuyên 1-2 lần/tuần để loại bỏ lớp da bị sừng hóa.
Có thể áp dụng phương pháp dùng giấm táo để cải thiện da nhờn, giúp da khô thoáng và sạch sẽ.
2/ Giai đoạn 2: Hinh thành mụn
Khi lỗ chân lông bị bít hoàn toàn, sẽ hình thành mụn đầu trắng (mụn kín).
Mụn đầu đen là nhân trứng cá nằm trong lỗ chân lông hở miệng (còn gọi là mụn hở) nên bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí gây ra màu đen, khi nặn ra thấy có nhân cứng, phần trên đen, phần dưới màu trắng đục. Mụn đầu đen là tổn thương sớm nhất của mụn trứng cá, nếu không được xử lý có thể chuyển thành mụn viêm.

* Cách khắc phục:
– Xông mặt với dầu để lỗ chân lông nở to, lúc này dùng dụng cụ nặn mụn tự lấy mụn ở nhà. Các chị cần tiệt trùng tay, dụng cụ sạch sẽ bằng Cồn hoặc Nước Sát Khuẩn (mua ở siêu thị). Chỉ nên lấy khi nhân mụn đã già.
cach-xong-hoi-mat
– Vẫn giữ da sạch và tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần.
– Nếu không có thời gian ở nhà tự lấy nhân mụn, các chị có thể đi Spa để nặn mụn và chăm sóc da.
3/ Giai đoạn 3: Viêm nhiễm
Vi khuẩn P.acnes làm da bị viêm nhiễm. Vùng da xung quanh mụn đỏ lên và sưng tấy, chỉ đau nhẹ khi sờ vào.
* Cách khắc phục:
– Có thể dùng mặt nạ tự nhiên như mặt nạ trứng, mặt nạ dâu tây, bột quế – mật ong để giúp mụn giảm sưng tấy.
– Không nên dùng tay sờ lên nốt mụn quá nhiều, dễ làm mụn viêm và sưng to hơn.

4/ Giai đoạn 4: Mưng mủ
Vi khuẩn sinh sôi khiến mụn bị mưng mủ. Ta thường gọi là mụn mủ. Mụn này chỉ mới viêm ở nang lông nên không để lại sẹo sâu như mụn bọc.
* Cách khắc phục: Các chị tham khảo ý kiến bác sĩ để thoa kem trị mụn phù hợp.
5/ Giai đoạn 5: Mụn bọc
Khi sự viêm nhiễm này xâm nhập sâu vào dưới da sẽ hình thành mụn bọc (là dạng nặng nhất của mụn). Mụn bọc rất đau nhức, và do bị viêm nhiễm sâu ở lớp bì nên thường để lại sẹo sau khi lành.
* Cách khắc phục: khi mụn đã trở nên viêm thế này thì tốt nhất các chị nên đến bác sĩ da liễu để kê toa chữa trị. Không nên tự ý mua thuốc về bôi hay nặn, vì làm không đúng dễ khiến mụn sinh sôi và để lại sẹo nặng thêm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TRỊ MỤN BẰNG THUỐC TÂY, KEM, HAY ĐÔNG Y CÁI NÀO HIỆU QUẢ HƠN

ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN